Nguyên lý cách chống nóng cho nhà mái tôn và 17 giải pháp chống nóng mái tôn
Cách chống nóng cho nhà mái tôn nào là hiệu quả? Cùng theo dõi bài viết dưới đây cùng An Tâm xem nó có phù hợp với trường hợp hiện tại của bạn không nhé!
3 Nguyên lý trong việc chống nóng cho nhà mái tôn
Nguyên lý 1: Hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào mái nhà, trong nhà
Càng nhiều ánh nắng chiếu trực tiếp vào mái đồng nghĩa với việc nhiệt lượng sẽ càng tăng lên khiến ngôi nhà của bạn sẽ bị nóng lên. Đây là nguyên tắc rất cơ bản trong việc cách nhiệt chống nóng. Cũng giống như bạn ngồi dưới các bóng râm lúc nào cũng mát và thoải mái hơn là đứng giữa trời nắng.
Nguyên lý 2: Lắp đặt các vật liệu chống nóng cách nhiệt cho mái giúp làm mát mái.
Ứng dụng sự phát triển của công nghệ xử lý vật liệu cách nhiệt vào để chống nóng cho mái tôn.
Nguyên lý 3: Tăng khả năng điều hòa không khí trong nhà, công trình.
Dựa vào nguyên lý phong thủy từ ngàn đời của ông cha ta là 1 trong những cách rất hay để chống nóng cách nhiệt vào những ngày nắng nóng oi bức. Nguyên lý này không chỉ tác động đến mái tôn mà còn tác động tổng thể không gian của ngôi nhà.
7 cách chống nóng mái tôn hiệu quả 2022
Sau đây là các cách chống nóng cho nhà mái tôn mà An Tâm đã sưu tập được:
1. Bố trí hồ bơi, hồ cá…một diện tích có nhiều nước trong nhà
Ông cha ta ngày xưa thường bảo xây nhà thì xây hướng nam, trước nhà có hồ cá, sau nhà có rặng chuối. Đây là 1 giải pháp phong thủy rất tốt. Tuy vậy cũng giống như hầu hết các phương pháp ứng dụng nguyên lý 3 thì nó phải được tính toán trước. Khi được thiết kế từ sớm, đây sẽ là phương pháp cực kỳ hiệu quả để căn nhà của bạn luôn thoáng mát 1 cách tự nhiên.
Đây cũng là 1 trong các cách chống nóng cho mái tôn tốt nhất, mang tính thẩm mỹ cao hiện nay.
2. Bố trí lắp đặt cửa sổ trong phòng, khe thông gió
Không có cửa sổ hay khe hở thông gió để gió có thể đi vào trong các không gian bên trong nhà của bạn thì ngôi nhà không thể nào thông thoáng được. Hiện nay, nhiều ngôi nhà sử dụng những viên gạch hoa gió để giúp thông gió và lấy sáng cho ngôi nhà của bạn mà không đánh mất đi sự riêng tư của không gian bên trong.
Nhược điểm: Ảnh hưởng thiết kế của ngôi nhà của bạn.
3. Cách chống nóng cho nhà cấp 4 mái tôn: Bông thủy tinh cách nhiệt Glasswool
Bông thủy tinh Glasswool là vật liệu cách nhiệt, cách âm được sử dụng khá phổ biến trong xây dựng ngày nay. Đặc biệt nó rất được nhiều chủ đầu tư, kiến trúc sư sử dụng ở những công trình, dự án lớn như các tòa nhà cao tầng, xưởng sản xuất và các khu công nghiệp lớn do hiệu quả cách nhiệt cao mà nó mang lại.
Khả năng cách nhiệt của bông thủy tinh glasswool rất tốt, giảm thiểu được nhiệt độ nóng bức từ bên ngoài đến ~30% và giảm tiếng ồn từ bên ngoài.
Ngoài ra, vật liệu cách nhiệt này cũng là 1 trong những vật liệu khá an toàn cho người sử dụng và thợ thi công vì nó rất mềm, không có các góc cạnh nhọn. Bông thủy tinh glass wool khá trơ về mặt hóa học, không bị ăn mòn, không sản sinh nấm mốc và vi khuẩn.
Nhược điểm: vật liệu bông thủy tinh có hạn sử dụng không dài, dễ gây dị ứng cho người và ảnh hưởng đến phổi khi hít phải. Khi hết hạn chúng sẽ phân hủy thành các hợp chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
4. Cách chống nóng mái tôn mới nhất: Dùng lưới che nắng mái tôn
Giải pháp này thường được thấy ở khu vườn của người nông dân. Để giảm lượng ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào những cây con thì người ta sử dụng những tấm lưới nhựa nylon để hạn chế bớt ánh sáng trực tiếp nhưng vẫn đảm bảo có đủ ánh sáng cho cây quang hợp và phát triển khỏe mạnh.
Ngoài tấm lưới nylon che nắng, bạn cũng có thể sử dụng các loại tấm bạt che nắng thay thế.
Nếu bạn đang sử dụng mái tôn, bạn chỉ cần gắn các cây thép, sắt vào 4 góc của mái tôn sau đó căng tấm lưới nylon ra là hoàn thành.
5. Lắp đặt quả cầu thông gió inox
Quả cầu thông gió inox là 1 thiết bị cơ khí công nghiệp. Nguyên tắc hoạt động: đối lưu không khí, lấy gió tự nhiên, tạo sự thông thoáng, thoáng mát cho không gian, hút khí nóng từ trong nhà ra và đưa gió mát từ ngoài vào.
Phương pháp này không sử dụng điện năng, rất thân thiện môi trường, ít phải bảo hành, giúp tiết kiệm chi phí, trọng lượng gọn nhẹ, kĩ thuật đơn giản và nó luôn luôn vận hành, lưu thông không khí 24/24 ngay cả khi có ít gió.
Nhược điểm: Kiểm tra thường xuyên xem quả cầu có mắc phải những vật cản nào không như: cành cây, lá, rác… Số lượng ít thì hiệu quả thông gió cũng không được đánh giá cao.
6. Làm bộ ống thông gió inox
Đây là phương pháp thông gió tự nhiên, là 1 trong những cách lấy gió vào nhà hiệu quả không tiêu tốn năng lượng và thân thiện với môi trường. Ống thông gió inox khá bền, không bị oxy hóa, không gỉ, trọng lượng khá nhẹ, dễ vận chuyển, có thể dùng lâu dài mà vẫn giữ được độ sáng của của nó.
Nhược điểm: Muốn dùng ống thông gió thì phải có đường gió vào được nhà. Vì vậy phương pháp này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cách thiết kế hiện tại của nhà bạn.
7. Dùng quạt điện thông gió
Nếu như nhà bạn không thể thông gió tự nhiên được, bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến giải pháp khác: thông gió nhân tạo.
Ngày nay việc sử dụng quạt hút hay còn gọi là quạt điện thông gió đã không còn xa lạ gì đối với nhiều gia đình, các công xưởng, xí nghiệp…Lắp quạt thông gió giúp cho không khí trong phòng được thông thoáng do có sự ra vào của gió tự nhiên, tạo cảm giác thoải mái dễ chịu hơn.
Ưu điểm: đơn giản, dễ làm, chi phí không nhiều,
Nhược điểm: hiệu quả làm mát còn khá hạn chế
8. Dùng tấm lợp, xốp, tấm cách nhiệt mái tôn để chống nóng
- Tấm cách nhiệt chống nóng mái tôn: có giá thành hợp lý, chất lượng tốt và được sử dụng khá phổ biến
- Tấm xốp tráng bạc cách nhiệt chống nóng: Ngoài tên gọi này thì nó còn được biết đến với cái tên cách nhiệt PE OPP hoặc giấy bạc cách nhiệt. Phương pháp này có quy cách khá đa dạng, độ dày từ 5 mm, 10 mm, 20 mm, 30 mm và có thể được tráng bạc một hoặc cả hai mặt. Ngoài tác dụng chống nóng cách nhiệt thì vật liệu cũng có khả năng cách âm khá tốt
- Xốp XPS: Phần lớn vật liệu này được các nhà mái tôn hay nhà xưởng sử dụng bởi vì: dễ thi công, an toàn với người sử dụng, giá thành rẻ mà hiệu quả chống nóng lại khá tốt
- Xốp cách nhiệt mái tôn EPS: Ưu điểm của tấm lợp cách nhiệt này khá nhẹ, dễ thi công, rất thích hợp cho những hộ gia đình tài chính thấp
9. Cách chống nóng mái tôn: Làm giếng trời
Giếng trời là 1 khoảng không gian thông theo phương thẳng đứng từ mái xuống dưới tầng trệt. Chúng được coi như 1 giải pháp cho sự thông thoáng tuyệt vời không chỉ cho những ngôi nhà mái tôn mà đặc biệt là cho những căn nhà phố.
Giếng trời giúp khắc phục những nhược điểm khi ba bên là những bức tường nhà hàng xung quanh, không mở được nhiều cửa sổ.
Loại vật liệu đảm bảo an toàn và bền chắc nhất thường dùng cho giếng trời hiện nay chính là kính cường lực. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các tấm lấy sáng Polycarbonate. Đây thường là giải pháp phải được đề xuất ngay từ đầu khi bạn thiết kế ngôi nhà của mình.
Lưu ý khi lắp đặt giếng trời trong nhà:
- Thiết kế giếng trời phải đủ sáng cho căn nhà của bạn
- Các âm thanh ở xung quanh khu vực bạn sống
- Đề phòng mưa to hắt vào nhà
10. Làm trần thạch cao chống nóng mái tôn, trần nhựa cách nhiệt
Trần nhựa hay trần thạch cao cũng là biện pháp chống nóng cho mái tôn đang rất được ưa chuộng hiện nay.
Mục đích của trần thạch cao, trần nhựa là ngăn chặn lớp không khí nóng phía dưới mái tôn không cho nó tiếp xúc trực tiếp với không gian khác trong ngôi nhà tức không gian chúng ta sinh hoạt.
Trần thạch cao gồm có 2 loại: trần nổi và trần chìm. Tuy nhiên, mức giá thành của 2 loại trần này hơi cao ~150.000 đồng/m2 trở lên.
So với trần thạch cao thì trần nhựa có giá rẻ hơn 1 chút. Trần nhựa có 2 loại: trần có xốp và trần không xốp. Loại có xốp thì đắt hơn so với loại không xốp nhưng bù lại nó có khả năng cách nhiệt và cách âm khá tốt. Giá của loại trần nhựa có xốp ~145.000 đồng, giá của nó sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ dày của xốp.
11. Lắp đặt hệ thống phun nước, phun sương mái tôn chống nóng làm mát mái của ngôi nhà
Vào những ngày oi bức, mọi người thường hay dùng vòi để xịt nước ở các bề mặt sân bê tông quanh nhà để giảm đi nhiệt độ thì phương pháp này cũng tương tự như vậy.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống vòi phun sương làm mát là: hệ thống sẽ phun ra các hạt sương có kích thước khoảng 50 micro mét hay nhỏ hơn và các hạt sương này sẽ bốc hơi dần trong không khí. Khi đó nhiệt độ không khí khi có các hạt sương sẽ được làm mát nhanh chóng.
Mỗi gia đình có thể lắp từ 1– 2 bộ, thậm chí là nhiều hơn cũng có thể. Hệ thống phun sương cũng có chức năng phun tự động. Vào các thời điểm nắng nóng vòi sẽ tự phun sương để làm mát mái tôn, giúp giảm nhiệt độ của ngôi nhà xuống.
Nhược điểm: Giá thành cao. Bộ hệ thống phun sương này giá trên thị trường ~ 4 triệu đồng/ bộ. Ngoài ra còn có các chi phí khác như: điện, nước, bảo trì hệ thống…
Lưu ý: Chống dột cho mái tôn kỹ càng trước khi lắp hệ thống phun sương.
12. Sử dụng Sơn chống nóng mái tôn
Đây là giải pháp giải quyết nhanh gọn lẹ được nhiều người lựa chọn vì giá thành không quá cao mà không cần phải tác động việc tháo lắp mái tôn.
Với sơn chống nóng (sơn cách nhiệt cho mái tôn), chúng được dùng để sơn lên mái tôn, phần mái tôn bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào sẽ được bảo vệ bởi lớp sơn chống nóng, giúp mái tôn hạn chế bị oxi hóa hơn và đồng thời còn ngăn cản hấp thụ hơi nóng truyền xuống nhà.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sơn cách nhiệt giúp giảm sự hấp thụ nhiệt của mái tôn. Có những loại sơn cách nhiệt giúp cho nhiệt độ mái của mái tôn giảm từ 5 tới 10 độ C.
Lưu ý: Trước khi sơn, bạn cần làm sạch và quét trước 1 lớp sơn chống gỉ. Bạn nên quét 2 lớp sơn chống nóng là tốt nhất.
13. Sử dụng điều hòa hoặc quạt hơi nước
Giải pháp này giúp đánh bay cái nóng nhanh chóng. Tuy nhiên việc sử dụng điều hòa hoặc quạt hơi nước chỉ làm mát ở những không gian cần làm mát. Cho nên bạn vẫn nên kết hợp giải pháp này với những giải pháp thông thoáng khác.
14. Sử dụng tôn cách nhiệt cho ngôi nhà vừa cách nhiệt vừa cách âm
Tôn cách nhiệt (hay còn gọi là tôn mát, tôn chống nóng, tôn cách âm) chính là sự kết hợp của tôn lạnh (hoặc tôn kẽm hoặc tôn lạnh mạ màu) và vật liệu cách nhiệt PU (Polyurethane) cùng lớp lót mặt dưới (thường là lót tấm bạc cách nhiệt) vừa tăng tính thẩm mỹ trong nhà vừa tăng hiệu quả cách nhiệt, chống nóng cho mái nhà.
Polyurethane là 1 trong những nguyên vật liệu cách nhiệt chống nóng hiệu quả và thông dụng nhất hiện nay. Nó được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất tủ lạnh, bình nóng lạnh, máy nước nóng năng lượng mặt trời,…
Ưu điểm của phương pháp này: Ngăn bức xạ nhiệt bên ngoài vào khá tốt ~60%. Vào mùa hè giúp ngăn chặn quá trình hấp thụ và truyền nhiệt vào ngôi nhà của bạn. Vào mùa đông giúp hạn chế thoát nhiệt. Ngoài ra phương pháp này còn có thể giúp giảm tiếng ồn tác động đến mái tôn của ngôi nhà.
15. Dùng tôn che nắng cho mái tôn
Cách thức thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần làm thêm 1 giàn sắt nhẹ để đỡ tấm tole phía trên tấm tôn hiện tại của ngôi nhà. Giữa 2 lớp tôn nên có 1 khoảng cách >50 cm trở lên để ánh sáng mặt trời không chiếu trực tiếp vào mái tôn ngôi nhà của bạn.
Phương án tôn chồng tole sẽ giúp giảm nhiệt độ cho ngôi nhà của bạn. Và nếu được thiết kế khéo léo, sẽ khó tìm được người nhận ra là có thêm 1 tấm tole thứ 2 khác ở trên mái tôn ngôi nhà bạn. Ngôi nhà vẫn sẽ giữ được tính thẩm mỹ vốn có của nó.
16. Trồng cây trên mái nhà
Hiện nay thì việc trồng cây trên mái nhà không còn xa lạ gì với chúng ta. Đây là 1 biện pháp đơn giản, tự nhiên và rất thân thiện với môi trường. Việc trồng cây trên mái sẽ hạn chế được ánh nắng mặt trời làm cho không gian trở nên mát mẻ hơn.
Bạn có thể dùng các hộp xốp nhỏ hoặc các chậy nhựa để trồng cây. 1 số các loại giống cây dây leo phù hợp để trồng như: hoa giấy, sử quân tử,… hay 1 số các loại cây rũ như: cúc tần Ấn Độ,… hoặc là trồng các loại rau xanh nhỏ.
Lưu ý: khi làm khung lưới cho cây dây leo để cây leo lên thì nên làm cách mái tôn khoảng 20 cm để tránh cho việc cành lá của cây tiếp xúc trực tiếp với mái tôn khiến lá dễ bị héo úa, khô.
Nhược điểm: bạn phải thường xuyên lên mái chăm sóc cây trong giai đoạn đầu, độ dốc mái tôn. mái ngói quá lớn sẽ gây khó khăn cho việc trồng cây và sẽ gần như khá khó đối với các ngôi nhà không được thiết kế tối ưu cho việc chăm sóc cây trên mái.
17. Trồng cây trong vườn nhà
Trồng cây trong vườn nhà nhằm lấy bóng cây trong vườn để che nắng. Những loại cây có tán rộng mà lớn nhanh: cây lộc vừng, cây long não, cây bàng, cây phượng, cây xà cừ,… Cây tán rộng đúng hướng nắng vào nhà sẽ góp phần cực kỳ lớn trong việc giảm tải nhiệt độ không chỉ cho mái mà còn không khí bên trong và xung quanh căn nhà.
Nhược điểm: Cần phải có đủ không gian để bố trí, thiết kế để trồng cây.
Vậy là các bạn đã xem hết các cách chống nóng cho nhà mái tôn mà Cách Nhiệt An Tâm đã sưu tập được. Hãy thử áp dụng các biện pháp chống nóng cho nhà mái tôn vào từng trường hợp phù hợp nhé! Thân chào và hẹn gặp lại các bạn vào các bài viết khác nhé!
Nhận xét
Đăng nhận xét